Lễ Vu Lan 2024 Ngày Mấy? Ý Nghĩa Ngày Lễ Vu Lan Báo Hiếu
- Người viết: Hoàng Như lúc
- Ý Nghĩa Hoa
- - 0 Bình luận
Lễ Vu Lan - một trong những ngày lễ chính của Phật Giáo (Đại Thừa Bắc Tông) mang nhiều ý nghĩa lịch sử, tính nhân văn và đi kèm với rất nhiều phong tục thú vị. HoaĐẹp365 sẽ mang đến cho các bạn một góc nhìn đầy đủ nhất, thú vị nhất về ngày lễ lớn thứ 2 trong năm của Phật Giáo.
Có thể bạn quan tâm:
Lễ Vu Lan là ngày mấy? Lễ Vu Lan 2023 ngày mấy?
Theo truyền thống, Lễ Vu Lan báo hiếu sẽ diễn ra vào ngày rằm tháng 7 Âm lịch hằng năm. Tính theo Dương lịch thì lễ Vu Lan 2024 sẽ diễn ra vào Chủ nhật, ngày 18/08/2024 (15/7 Âm lịch).
Lễ Vu Lan báo hiếu có nguồn gốc từ đâu?
Lễ Vu Lan - Ngày lễ quan trọng thứ hai trong Phật Giáo
Lễ Vu Lan được biết đến với nhiều tên gọi trong những bối cảnh tôn giáo và văn hoá khác nhau. Một vài ví dụ điển hình của ngày 15 tháng 7 âm lịch với các tên gọi: “Ullambana” trong kinh Phật, “Lễ hội Trung Nguyên” trong Đạo giáo, và “Lễ cúng cô hồn” hay “Rằm tháng Bảy” trong dân gian.
Có nhiều câu chuyện về nguồn gốc lịch sử của lễ Vu Lan báo hiếu, và câu chuyện được kể nhiều nhất là về Tu sĩ Mulian (hay “Maudgalyayana” trong tiếng Phạn; hay Mục Kiền Liên trong tiếng Việt), một đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người đã cứu linh hồn mẹ mình khỏi sự tra tấn của Địa ngục. Vì lẽ đó, lễ Vu Lan báo hiếu có mục đích là thuyết giảng lòng hiếu thảo, bố thí và làm việc thiện. Lòng hiếu thảo thì quá rõ ràng vì đó là cả tấm lòng của một người con đối với mẹ của mình, tuy nhiên HoaĐẹp365 sẽ giải thích cho các bạn một chút về bố thí và làm việc thiện. Ban đầu Mulian không thể làm giảm bớt nỗi khổ của mẹ mình khi ở trong cõi ngạ quỷ, Đức Phật đã nói với ông rằng cách duy nhất để giải thoát mẹ ông khỏi nỗi đau của sự đau khổ là nương tựa vào sức mạnh của chư Tăng khắp mọi phương trong việc tu tập công đức của mọi người. Đức Phật dạy các đệ tử phải nhân danh cha mẹ trong bảy kiếp tu hành từ quá khứ đến hiện tại hồi hướng công phu cúng dường để có năng lực chuyển hoá và giải thoát chúng sinh (Theo Kinh Ullambana Patra).
Lịch sử ghi lại rằng lễ hội Ullambana đầu tiên được phát động bởi Hoàng đế Wu of Liang của Nam triều vào thế kỷ thứ 6. Sau này nó trở thành một lễ hội dân gian, và các lễ vật cũng thay đổi, thay vì dành cho các tăng lữ Phật giáo, cúng dường như một cách để chuyển hóa linh hồn của người đã khuất sang thế giới bên kia.
Những công đức có được như vậy có thể giải thoát người chết khỏi ba cõi đau khổ và cho phép người sống được hưởng một cuộc sống sung túc, may mắn và trường thọ. Do đó, bằng cách tuân thủ thực hành cúng dường, tất cả người Phật tử có thể giải thoát cha mẹ mình khỏi những khổ đau của ba cõi đau khổ.
Ý nghĩa các nghi lễ quan trọng trong ngày Vu Lan báo hiếu
Lễ Vu Lan đi cùng năm tháng đã phát triển và hình thành nhiều nghi lễ trong Phật Giáo và phong tục của Việt Nam, từ cúng bái, lễ phật, và đặc biệt là nghi thức bông hoa cài áo và thả đèn hoa đăng.
Nghi thức thả đèn hoa đăng Lễ Vu Lan cầu siêu cho người đã mất
Hình thức cúng ngày lễ Vu Lan
Lễ cúng trong ngày Vu Lan báo hiếu có 4 hình thức.
Cúng Phật: nguồn gốc của ngày lễ này bắt nguồn từ Phật giáo, vậy nên một bàn lễ Phật là không thể thiếu trong ngày này. Một mâm cúng cơm chay kèm với nghi thức đọc Kinh Phật để cầu nguyện công đức, giải nghiệp trừ tà cho người thân đã khuất
Cúng thần linh: với mục đích cầu bình an, khỏe mạnh và nhận được sự phù hộ từ thần linh, mâm cúng thần linh khác với mâm cúng Phật là ở các món ăn mặn, và có rượu.
Cúng gia tiên: để tưởng nhớ và tỏ lòng tôn kính đối với tổ tiên và những người đã khuất trong dòng họ. Mâm cúng gia tiên có thể chay có thể mặn tuỳ thuộc vào sở thích của gia chủ.
Cúng chúng sinh: như đã nêu ra ở trên, lễ Vu Lan trùng với lễ cúng cô hồn, nên một mâm cúng chúng sinh với ý nghĩa giúp những vong hồn lang thang vất vưởng nơi trần thế không người khói hương được hưởng lộc.
Ý nghĩa bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu
Trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu, hẳn các bạn cũng đã thấy những người đi lễ chùa đa số đều có một bông hoa cài trên áo với các màu sắc khác nhau, lịch sử hình thành bông hoa cài áo chỉ mới bắt đầu hình thành từ những năm 1960 và người khởi xướng lên nghi thức đó là một vị thiền sư nổi tiếng đã viên tịch cách đây không lâu - Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Bông hoa cài trên áo được chọn là bông hoa hồng tượng trưng cho tình yêu, sự cao quý và luôn ngát hương. Và đối với mỗi màu sắc của hoa hồng - đỏ, hồng, trắng, vàng - mang một ý nghĩa cực kỳ cao quý mà mỗi chúng ta ai mang hoa hồng đều xúc động và bồi hồi.
Tìm hiểu chi tiết: Ý Nghĩa Bông Hồng Cài Áo Ngày Lễ Vu Lan
Bông hồng đỏ cài áo tượng trưng cho những ai vẫn còn cha mẹ cạnh bên hạnh phúc
- Màu đỏ tượng trưng cho những ai còn đầy đủ cha mẹ, với niềm hạnh phúc vô bờ khi bậc sinh thành còn vui vầy bên con cháu
- Màu hồng, khi bạn thấy ai đó mang một bông hoa màu hồng trong ngày Vu Lan có nghĩa là người đó đã đưa tiễn mẹ hoặc cha về nơi chín suối
- Màu trắng, thật buồn khi cha mẹ đã không còn ở trên đời nữa, và người mang bông hoa màu trắng luôn tưởng nhớ tới cha mẹ mình và mong rằng họ đã có một cuộc sống viên mãn ở thế giới bên kia, hoặc đã sớm siêu thoát
- Màu vàng, trong Phật giáo, màu vàng tượng trưng cho sự giải thoát, sự buông bỏ, xả ly và tuệ giác. Vậy nên những người mang bông hoa vàng là những vị tu sĩ đã từ bỏ đời sống thế tục để sống cuộc sống của người xuất gia
Ý nghĩa của đèn hoa đăng trong mùa Vu Lan báo hiếu
Theo dân gian, khi người chết đi, họ sẽ đi qua một dòng sông để gợi nhớ về cuộc sống nhân thế cũng như tẩy trần trí óc trước khi bước qua cánh cổng siêu thoát. Và những người còn trên dương thế, họ dùng đèn hoa đăng thả trên sông để cầu siêu cho những người đã khuất, những ngọn đèn sẽ soi sáng cho người đã khuất trên con đường siêu thoát và không lạc lối hoá ngạ quỷ ở lại dương gian.
Những việc nên và không nên làm trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu
Vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm, người ta thường đến chùa cầu nguyện cho người đã khuất được yên nghỉ và sức khoẻ bình an cho người còn sống. Bên cạnh đó, nhà nhà bày biện mâm cúng để cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng chúng sinh để tỏ lòng thành. Ăn chay niệm phật cũng là một hành động thiết thực của Phật tử và không quên tặng quà cho bậc sinh thành để tỏ lòng hiếu hạnh.
Bên cạnh những điều thiện lành nên làm vào ngày này thì mọi người cũng cần tránh những điều như sau: tránh sát sinh, tránh làm điều xấu hãy sống lương thiện, tránh việc khai trương kinh doanh khởi đầu mới, tránh cưới hỏi hôn lễ vui vẻ….
Điểm danh 5 quán chay ngon không nên bỏ lỡ trong ngày lễ Vu Lan
Hum Vegetarian, Café and Restaurant
Một nhà hàng chay yên tình trong lành giữa phố thị Sài Gòn cùng với thực phẩm tinh khiết và bổ dưỡng đi kèm hương vị đặc trưng đến từ tay nghề đỉnh cao của những bếp trưởng nổi tiếng mai lại cho các bạn một trải nghiệm ẩm thực chay chưa bao giờ đáng mong chờ đến thế.
- Nhà hàng chay Hum tọa lạc Quận 3, TpHCM
- Địa chỉ: 34 Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- Giờ mở cửa: 10h - 22h mỗi ngày
- Giá từ: 500.000VNĐ/người
- Website: https://la-hum.vn/vi/home
Be An Vegetarian Café
Không gian nhà hàng Bé An ấm cúng, thanh tịnh
Giữa con phố Nguyễn Huệ trung tâm ồn ã và đông đúc toạ lạc 1 nhà hàng chay xứng đáng để bạn đến thưởng thức cùng người thân thương. Dù bạn có ghé vào bất kì giờ nào trong lúc nhà hàng mở cửa, bạn sẽ luôn tìm được một không gian phù hợp cùng món ăn không thể nào ton-sur-ton hơn nữa để tìm một cảm giác bình yên đến từ ẩm thực phong phú và đa dạng của Be An.
- Địa chỉ: Tầng trệt Sài Gòn Garden, 99 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- Giờ mở cửa: 10h - 21h mỗi ngày
- Giá từ: 400.000VNĐ/người
- Fanpage: https://www.facebook.com/beanvegetarian
Nhà hàng chay Hồ Lô Gia
Nhà hàng chay Hồ Lô Gia có không gian nhỏ nhắn, ấm cúng giá bình dân
Một nhà hàng nhỏ bé bình dân ấm cúng nằm cạnh một con đường rộng rãi thênh thang khiến thực khách như đắm chìm vào không gian êm đềm của nhạc thiền, mùi hoa thoảng bay cùng bài trí thư thái. Không xa hoa cầu kì, những món ăn ở đây mang một hương vị rất gần gũi thân thương và quá đỗi dễ chịu khi thưởng thức, đặc biệt nếu bạn có ý định thưởng thức một bữa tối vừa phải trước lúc trở về nhà sau một ngày vất vả lo toan.
- Địa chỉ: 511A Phạm Văn Chí, Phường 7, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh
- Giờ mở cửa: 10h - 21h mỗi ngày
- Giá từ: 50.000VNĐ/người
Lẩu nấm chay An Nhiên
Lẩu nấm chay An Nhiên có nhiều chi nhánh tại TpHCM, thực đơn đa dạng giá cả phải chăng
An Nhiên nổi tiếng với món lẩu nấm chay cùng mẹt khai vị đầy màu sắc và ngập hương vị. Đến với An Nhiên, bạn sẽ không cảm thấy bước vào một nhà hàng mà như đến với nhà của một người bạn thân tình. Nếu có dịp, hãy đến đây cùng gia đình hoặc người thương, trò chuyện dăm câu cùng cái lẩu nấm, để biết trân trọng những khoản thời gian bình thường trong cuộc đời.
- Địa chỉ: 126 Nguyễn Văn Thủ, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- Giờ mở cửa: 9h30 - 21h30 mỗi ngày
- Giá từ: 250.000VNĐ/người
Ẩm thực chay Bông Súng
Nhà hàng chay Bông Súng có không gian cây xanh thoáng mát, đậm chất thuần việt
Không gian thoáng đãng, thức ăn tự nhiên, con người thân thiện, âm thanh trong trẻo, tất cả tổng hoà mang đến cho bạn một cảm giác nhẹ nhàng thư thái dù có là buổi sáng, trưa, chiều hay tối.
- Địa chỉ: 4 Bà Huyện Thanh Quan, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- Giờ mở cửa: 8h - 22h
- Giá từ: 350.000VNĐ/người
- Website: https://bongsung.com.vn/
Điểm danh các chùa chính thống, đẹp được nhiều người đến cầu an trong ngày lễ Vu Lan tại HCM
Chùa Huê Nghiêm điểm đến ngày lễ Vũ Lan
- Khuôn viên chùa Huê Nghiêm tọa lạc tại Tp.Thủ Đức
- Địa chỉ: 299B Lương Định Của, Phường Bình Khánh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Giờ mở cửa: 6h - 19h hàng ngày
Không khí thanh khiết, yên tĩnh, sự trang nghiêm của ngôi chùa sẽ mang đến cho bạn cùng gia đình những khoảnh khắc đắm chìm vào tiếng chuông vang vọng. Với kiến trúc mang đậm tính truyền thống Phật giáo Bắc tông kết hợp với Phật giáo Nhật Bản đã khiến Chùa Huê Nghiêm trở thành một địa điểm thu hút người dân đến thăm viếng thường xuyên. Chùa mở cửa chánh điện vào ngày 1 và 15 âm lịch hàng tháng để người dân tham quan, thắp hương, đọc Kinh và cầu nguyện.
Việt Nam Quốc Tự
- Ngôi chùa Việt Nam Quốc Tự địa điểm được cúng viếng nhiều vào ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu hàng năm
- Địa chỉ: 244 đường 3/2, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
- Giờ mở cửa: 7h30 - 11h; 15h-19h30 mỗi ngày
Tọa lạc ngay giao lộ đông đúc, ngôi chùa vẫn toả ra một luồng khí thanh tịnh, mang đến cho mọi người một không gian thư thái khi đặt chân đến. Việt Nam Quốc Tự được xây dựng vào tháng 4 năm 1964, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, ngôi chùa đã được trùng tu tôn tạo và hiện tại là điểm đến tham quan vãn cảnh chùa của nhiều người dân trên cả nước.
Một điều thú vị đặc biệt mà HoaĐẹp365 tiết lộ cho bạn biết, đó là xá lợi trái tim bất diệt của cố Hoà thượng Thích Quảng Đức được thờ tại đây.
Chùa Pháp Hoa
- Chùa Pháp Hoa rực rỡ ánh đèn giữa lòng phố thị mừng đại lễ
- Địa chỉ: 870 Trường Sa, Phường 14, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- Giờ mở cửa: 6h - 11h30; 13h30 - 21h mỗi ngày
Một con đường quanh co, một dòng sông uốn lượn, một hàng cây xanh ngắt, một bầu trời thăm thẳm, Chùa Pháp Hoa bình yên nằm tình lặng mở rộng cửa chào đón Phật tử cùng người dân đến thăm viếng mỗi ngày, mang tiếng Kinh chuông độ kiếp cho nhân gian, giúp đỡ chúng sinh bình an.
HoaĐẹp365 hy vọng đã cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ về ngày lễ Vũ Lan giúp bạn đọc hiểu hơn cũng như tìm được địa chỉ tham quan trong ngày lễ Vu Lan 2024 sắp tới. Nếu bạn cần hoa cúng, hay các loại hoa cắm bàn thờ đẹp thì liên hệ ngay HoaĐẹp365 để được tư vấn tận tình nhé!
Viết bình luận
Bình luận