Ý Nghĩa Bông Hồng Cài Áo Trong Lễ Vu Lan Báo Hiếu 2024

Ý Nghĩa Bông Hồng Cài Áo Trong Lễ Vu Lan Báo Hiếu 2024

Nghi thức bông hồng cài áo trong buổi lễ Vu Lan được thực hiện theo quy ước sau: Ai còn cha mẹ sẽ cài lên ngực áo một bông hồng đỏ thắm, ai mất cha hoặc mẹ thì cài lên ngực một bông hồng nhạt. Những ai không may mất đi cả hai đấng sinh thành thì bông hồng cài áo sẽ mang màu trắng. Bạn hãy cùng Hoa Đẹp 365 đi tìm lịch sử và ý nghĩa của bông hồng cài áo trong những ngày gần đến lễ Vu Lan năm 2023 nhé!

Tìm hiểu: Lễ Vu Lan năm 2023 là ngày nào?

Nguồn gốc của nghi thức bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan

Nguồn gốc

Bông hồng cài áo - để dâng mẹ và để làm quà Vu Lan cho những người nào có diễm phúc còn mẹ. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết như thế vào lễ Vu Lan năm 1962. Một nghi thức đầy ý nghĩa của bông hồng cài áo.
“Bông hồng cài áo" ở Việt Nam có nguồn gốc từ “ngày của mẹ” ở Nhật Bản. Trong những năm 50 thế kỷ trước khi vị thiền sư đã khuất bây giờ đã nổi tiếng Thích Nhất Hạnh đến thăm Tokyo, Nhật Bản. Trong khoảng thời gian lưu trú lại đây, ông đã được một sinh viên người Nhật cài lên áo một bông hoa cẩm chướng, và cái ngày ông được cài bông hoa cẩm chướng đó lên áo là “ngày của mẹ" ở Nhật Bản.

Xem thêm: 

ngày của mẹ ở Nhật sẽ tặng hoa cẩm chướng

Ngày Chủ nhật thứ hai của tháng 5 là Ngày của Mẹ

Trong quá trình tìm hiểu, HoaĐẹp365 có một số thông tin về ngày của mẹ như sau:
Có một số tranh cãi về thời điểm “ngày của mẹ” được tổ chức lần đầu tiên ở Nhật Bản. Một số chuyên gia cho rằng nó được giới thiệu bởi các nhà truyền giáo Thiên chúa giáo vào năm 1913. Những người khác lại nói rằng nó bắt đầu được tổ chức vào năm 1931 và ngày được chọn là ngày 6 tháng 3 vì đây là ngày sinh của Hoàng hậu Kojun, mẹ của Hoàng đế Akihito.
Trong cả hai trường hợp, điều rõ ràng là đối với mọi người trong thế chiến thứ hai ở Nhật Bản, việc cử hành bất kỳ phong tục phương Tây nào đều bị cấm, kể cả “ngày của mẹ”. Đây có lẽ là lý do chính khiến người ta nghĩ rằng đúng là “ngày của mẹ" đã đến từ các nhà truyền giáo bằng cách này hay cách khác, vì nếu không như vậy thì sẽ không có lý do gì để cấm một lễ kỷ niệm được bắt đầu để kỷ niệm ngày sinh của mẹ của Hoàng Đế. Khi chiến tranh kết thúc, năm 1949, “ngày của mẹ” trở lại lịch Nhật Bản, nhưng lần này ngày được đổi thành Chủ nhật thứ hai của tháng 5 như ở Hoa Kỳ.
Như vậy là sau khi được cài lên ngực trái một bông hoa vào “ngày của mẹ” ở Tokyo và nghe giải thích về ý nghĩa của nó. Vị thiền sư bây giờ đã nổi tiếng Thích Nhất Hạnh đã mang nó về Việt Nam và cùng với giáo hội Phật giáo lúc bấy giờ phát triển nó lên thành một nghi thức của lễ Vu Lan.

Quá trình hình thành nghi thức “bông hồng cài áo" ở Việt Nam

Thích Nhất Hạnh đã viết một đoản văn có tiêu đề là “Bông hồng cài áo" vào năm 1962. Nội dung chính của nó là viết về suy nghĩ của ông đối với mẹ mình và cả suy nghĩ của ông về tất cả các bà mẹ ở trên thế giới này. Cùng với đó ông kể về trải nghiệm của chính mình về tục lệ cài một bông hoa trên áo trong “ngày của mẹ” tại Nhật. Ông chia sẻ rằng, người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương, không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa hồng đỏ sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, kẻo một mai người khuất núi, có khóc than cũng không còn kịp nữa. Và ông cảm thấy hành động cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể học hỏi áp dụng trong ngày báo hiếu Vu Lan.

bông hồng cài áo thầy thích nhất hạnh

Đoản văn “Bông Hồng Cài Áo" của Thầy Thích Nhất Hạnh được viết vào năm 1962

Vào thời điểm đó thiền sư Thích Nhất Hạnh chưa phải là một tên tuổi có sức thu hút mạnh trong Phật giáo và trên giới. Chỉ có một số nhỏ Phật tử trẻ biết đến ông. Nhưng đề nghị về nghi thức này của ông được Đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn ngày ấy đón nhận một cách tích cực. Họ chép tay đoản văn “Bông hồng cài áo” thành hàng trăm bản, cho phổ biến ngay trong nội bộ Đoàn. Chính vào Lễ Vu Lan năm 1962, Đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn thực hiện nghi thức Bông Hồng Cài Áo tại chùa Xá Lợi: họ mời tất cả những người dự lễ nếu còn mẹ cài một bông hoa hồng màu đỏ lên áo, những người mất mẹ cài một bông hoa hồng màu trắng trên áo.

Ý nghĩa nghi thức bông hồng cài áo lễ Vu Lan

Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Mỗi màu sắc bông hồng trên ngực áo thể hiện một ý nghĩa khác nhau.

ý nghĩa bông hồng đỏ cài áo

Bông hồng đỏ cài áo như một lời nhắc nhở rằng mình vẫn còn cả cha và mẹ, còn cả một bầu trời yêu thương cao rộng.

Ý nghĩa bông hồng đỏ cài áo lễ Vu Lan

Bông hồng cài áo màu đỏ tượng trưng cho những ai còn đầy đủ cha mẹ, với niềm hạnh phúc vô bờ khi bậc sinh thành còn vui vầy bên con cháu

Ý nghĩa bông hồng trắng cài áo lễ Vu Lan

Bông hồng cài áo màu hồng nhạt có ý nghĩa là cha hoặc mẹ đã an nghỉ. Người mang bông hồng trắng có nghĩa là cha mẹ đã không còn ở trên đời với nỗi tiếc thương vô hạn, bông hồng trắng hàm ý tưởng nhớ tới cha mẹ mình và mong rằng họ đã có một cuộc sống viên mãn ở thế giới bên kia, hoặc đã sớm siêu thoát

Ý nghĩa bông hồng vàng cài áo lễ Vu Lan

Những vị tu sĩ sẽ là người cài bông hồng vàng. Tại sao các vị tu sĩ lại cài bông hồng vàng? Vì màu vàng trong Phật giáo tượng trưng cho sự giải thoát, sự buông bỏ, xả ly và tuệ giác. Vậy nên những người mang bông hoa vàng là những vị tu sĩ đã từ bỏ đời sống thế tục để sống cuộc sống của người xuất gia.

ý nghĩa bông hồng vàng cài áo ngày lễ vu lan

Tại sao các vị tu sĩ lại cài bông hồng vàng?

Thông tin về nghi thức bông hồng cài áo có thể bạn chưa biết

Nghi thức Bông Hồng Cài Áo trong dịp lễ Vu Lan (rằm tháng 7  m lịch) là một nghi thức đặc biệt của Phật Giáo Việt Nam. Càng đặc biệt hơn, nghi thức này do giới Phật tử trẻ tuổi tại miền Nam đưa vào Phật Giáo từ hơn 60 năm về trước. Sau đó không lâu, nó đã trở thành một nghi thức có tính chất truyền thống trong lễ Vu Lan. Gần đây, tuy có một số người trong Phật giáo ở các nước khác trên thế giới đặt vấn đề về việc nghi thức “Bông hồng cài áo” có phù hợp với nghi thức Vu Lan của Phật Giáo hay không, cho tới nay nó này vẫn là một trong những nghi thức không thể thiếu của lễ Vu Lan báo hiếu tại Việt Nam.
Sự kiện này được nhắc tới trong cuốn ghi chép về thơ thầy Nhất Hạnh của sư cô Chơn Không Cao Ngọc Phượng (Thử Tìm Dấu Chân Trên Cát, nhà xuất bản Lá Bối, Paris 1980). Sự lãng quên nào cũng có dụng ý của nó, và những dụng ý đó không thiếu trong những cuốn sử về Phật Giáo Việt Nam khi đề cập tới các Phật sự do ni giới hay giới cư sĩ thực hiện. Mùa Vu Lan tượng trưng cho sự tri ân và báo hiếu của Phật Giáo, nên cũng là dịp để chúng ta phủi bớt đi lớp bụi của sự lãng quên này.

HoaĐẹp365 hi vọng các thông tin về ý nghĩa bông hồng cài áo ở trên đây giúp bạn hiểu hơn về nghi thức ý nghĩa này.

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận