Mâm Cơm Cúng Tất Niên Theo Truyền Thống 3 Miền Gồm Món Gì?

Mâm Cơm Cúng Tất Niên Theo Truyền Thống 3 Miền Gồm Món Gì?

Những ngày cuối năm, trước thềm năm mới, những gia đình Việt thường tổ chức lễ cúng Tất niên. Đây là nghi thức truyền thống để tạm biệt năm cũ, chào đón năm mới sắp đến. Lễ cúng được thực hiện trước đêm giao thừa, như một buổi lễ tạ đất cuối năm, cảm ơn tổ tiên, thần linh đã phù hộ cho gia đình trong suốt một năm qua và cầu mong năm mới an lành, may mắn.

Mâm cơm cúng tất niên thường được chuẩn bị rất chu đáo, cẩn thận với đầy đủ các món ăn truyền thống ngày tết, thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên, thần linh. Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế và văn hoá vùng miền, mâm cỗ tất niên ở mỗi gia đình sẽ có sự phân hoá khác biệt. Vậy năm nay, thời điểm nào thích hợp để làm mâm cúng Tất niên và ở ba miền Bắc, Trung, Nam các gia đình chuẩn bị mâm cỗ như thế nào? Cùng HoaĐẹp365 tìm hiểu bài viết ngay bên dưới nhé. 

Ý nghĩa mâm cơm cúng Tất niên

Mâm cơm cúng Tất niên là một phần không thể thiếu trong nghi thức truyền thống này. Ngoài để dâng lên tổ tiên, thần linh, mâm cơm cúng cũng mang ý nghĩa sâu sắc, tượng trưng cho sự no đủ, ấm no, hạnh phúc của gia đình trong năm mới. Mỗi món ăn trên mâm cúng đều có một câu chuyện, thể hiện được những ước nguyện của gia chủ cho năm mới sắp đến.

Xem thêm: 17 Phong Tục Ngày Tết Cổ Truyền Không Thể Thiếu Mà Bạn Nên Biết

Tất niên cũng là dịp để gắn kết gia đình.

Tất niên cũng là dịp để gắn kết gia đình. (Nguồn: Internet)

Không chỉ là một bữa ăn thông thường, bữa cơm Tất niên chiều 30 Tết là khoảnh khắc thiêng liêng, quý giá của mọi gia đình. Là bữa cơm mà con cháu dù xa gần cũng về đoàn tụ. Không những thế, Tất niên cũng là dịp gắn kết mọi thành viên, thế hệ trong gia đình, cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon và cầu mong cho năm mới cả gia đình luôn an khang, thịnh vượng. 

Mâm cơm cúng tất niên gồm những gì?

Lễ cúng Tất niên là một phong tục tập quán từ lâu đời, mang nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. Sau một năm vất vả, cả gia đình sum họp, quây quần bên nhau đón năm mới bằng bữa cơm tất niên. Do đó, mâm cơm cúng không cần quá cầu kỳ, lộng lẫy, chỉ cần là những món ăn gần gũi, quen thuộc với gia đình và thể hiện được tâm ý của gia chủ. 

Xem thêm: Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Gồm Những Gì? Cách Trang Trí Đẹp Mắt, Ý Nghĩa Mới 2024

Mâm cơm cúng Tất niên đậm đà hương vị của Tết cổ truyền.

Mâm cơm cúng Tất niên đậm đà hương vị của Tết cổ truyền. (Nguồn: Internet)

Bất kỳ lễ cúng nào cũng không thể thiếu đi mâm ngũ quả, bao gồm năm loại quả khác nhau. Mỗi một loại quả mang một mong ước của gia chủ trong năm mới. Đa số mọi gia đình Việt đều sử dụng những loại quả tươi, chín mọng, đẹp mắt để chưng mâm ngũ quả. Lưu ý, không dùng quả xanh hoặc quả giả bằng nhựa và không được đặt mâm ngũ quả trước bát hương mà phải được đặt ở hai bên bàn thờ.

Mâm cơm cúng Tất niên thường bao gồm các món ăn truyền thống, đậm đà hương vị của Tết cổ truyền Việt Nam. Các món ăn trên mâm cúng sẽ được chuẩn bị đầy đủ, thịnh soạn hơn ngày thường. Văn hoá mỗi miền khác nhau nên mâm cơm cúng của ba miền sẽ có những nét đặc trưng riêng biệt, nhưng nhìn chung vẫn có những món ăn không thể thiếu. 

Mâm cỗ tất niên miền Bắc

Mâm cơm cúng Tất niên truyền thống của gia đình miền Bắc.

Mâm cơm cúng Tất niên truyền thống của gia đình miền Bắc. (Nguồn: Internet) 

Đối với các gia đình ở miền Bắc, nếu cỗ nhỏ thì mâm cơm cúng Tất niên phải bao gồm đầy đủ bốn bát, bốn đĩa; mâm cỗ lớn thì chuẩn bị sáu bát, sáu đĩa hay tám bát, tám đĩa xếp cao đến hai, ba tầng. Mâm cỗ Tất niên truyền thống của miền Bắc thường gồm các món ăn phổ biến, bao gồm:

  • Đĩa thịt gà

  • Đĩa thịt lợn

  • Đĩa giò lụa, chả quế

  • Đĩa xôi gấc

  • Bánh chưng

  • Hành muối

  • Nem rán

  • Bát giò lợn hầm măng

  • Bát miến nấu lòng gà

  • Bát mọc nấm thả

Mâm cúng tất niên miền Trung

Mâm cơm cúng Tất niên miền Trung đơn giản, mộc mạc.

Mâm cơm cúng Tất niên miền Trung đơn giản, mộc mạc. (Nguồn: Internet)

Nhắc đến miền Trung, ta sẽ nghĩ ngay đến các món ăn mang đậm nét dân dã, mộc mạc của nơi đây. Do đó, mâm cơm cúng Tất niên của miền Trung cũng rất đơn giản, không có yêu cầu phải sử dụng bốn bát, bốn đĩa như miền Bắc, nhưng vẫn đầy đủ các món ăn, cụ thể:

  • Đĩa thịt gà

  • Đĩa thịt lợn

  • Đĩa giò lụa

  • Bánh chưng/bánh tét

  • Đĩa dưa muối

  • Măng khô

  • Miến xào

  • Đĩa chả ram

Mâm cơm cúng tất niên miền Nam

Mâm cơm cúng Tất niên miền Nam gồm các món ăn quen thuộc.

Mâm cơm cúng Tất niên miền Nam gồm các món ăn quen thuộc. (Nguồn: Internet)

Các gia đình người miền Nam rất ưa chuộng các món thịt nguội để cúng ông bà tổ tiên và trong mâm cơm cúng Tất niên thường có các món ăn quen thuộc như:

  • Bánh tét

  • Đĩa củ cải

  • Canh măng tươi nấu 

  • Canh khổ qua nhồi thịt

  • Đĩa thịt kho tàu

  • Đĩa gỏi tôm thịt

  • Thịt lợn luộc

  • Đĩa dưa giá

  • Đĩa nem, chả giò

  • Củ kiệu

Thời gian phù hợp để làm mâm cơm cúng tất niên

Mỗi dịp tết đến xuân về, ngày cúng Tất niên sẽ rơi vào buổi sáng hoặc buổi chiều ngày 30 tháng Chạp âm lịch, trong năm 2024 Giáp Thìn sẽ rơi vào ngày 09 tháng 02 năm 2024 dương lịch. Tuy nhiên, các gia đình có thể chuẩn bị mâm cơm cúng Tất niên sớm hơn, vào ngày 29 tháng Chạp âm lịch, để có thêm thời gian trang trí mâm cúng thật đẹp. 

Xem thêm: Tổng Hợp Những Câu Chúc Tết Hay, Ý Nghĩa Nhất Tết Giáp Thìn 2024

Cúng Tất niên cầu mong gia đình một năm mới an lành, may mắn.

Cúng Tất niên cầu mong gia đình một năm mới an lành, may mắn. (Nguồn: Internet)

Dưới đây là một số khung giờ tốt theo phong thuỷ bạn có thể tham khảo để chuẩn bị mâm cúng Tất niên như:

  • Ngày 28 tháng Chạp âm lịch (ngày 07 tháng 02 năm 2004 dương lịch), các giờ hoàng đạo là: giờ Dần (3h-5h), giờ Mão (5h-7h), giờ Tỵ (9h-11h), giờ Thân (15h-17h), giờ Tuất (19h-21h), giờ Hợi (21h-23h). 

  • Ngày 29 tháng Chạp âm lịch (ngày 08 tháng 02 năm 2024 dương lịch), các giờ tốt là: giờ Tý (23h-1h), giờ Sửu (1h-3h), giờ Thìn (7h-9h), giờ Tỵ (9h-11h), giờ Mùi (13h-15h), giờ Tuất (19h-21h).

  • Ngày 30 tháng Chạp âm lịch (ngày 09 tháng 02 năm 2024 dương lịch), các giờ hoàng đạo là: giờ Tý (23h-1h), giờ Dần (3h-5h), giờ Mão (5h-7h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ Mùi (13h-15h), giờ Dậu (17h-19h).

Để con cháu có thể quây quần, sum họp bên cạnh gia đình trong ngày cúng Tất niên và chào đón một năm mới, tốt nhất chúng ta nên tổ chức lễ cúng vào ngày cuối cùng của năm cũ theo đúng truyền thống của ông cha ta. Trước khi cúng, gia chủ thắp hương, khấn vái tổ tiên, thần linh, cầu mong một năm mới an lành, thành công hơn.

Tìm hiểu năm nay tuổi nào xông đất tốt trước thềm năm mới, giúp bạn chọn đối tượng "xông đất" cho một năm 2024 thịnh vượng, làm ăn phát đạt!

Trên đây là những thông tin về mâm cơm cúng Tất niên theo truyền thống 3 miền của người Việt. HoaĐẹp365 hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của lễ cúng Tất niên và chuẩn bị mâm cơm cúng thật chu đáo, ý nghĩa cho gia đình mình.

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận