Nghi lễ đám tang, phong tục an táng người Việt miền nam 2024

Nghi lễ đám tang, phong tục an táng người Việt miền nam 2024

Phong tục tang ma là một trong những nét văn hoá lâu đời của người Việt từ xưa đến nay. Thế nhưng, thực tế không phải ai cũng có thể nắm được chi tiết và ý nghĩa của nghi thức này. Sau đây, HoaĐẹp365 sẽ chia sẻ một số thông tin hữu ích về phong tục đám tang để mọi người cùng tham khảo.

Có thể bạn quan tâm:

phong tục tang ma

Phong tục tang ma truyền thống của người Việt Nam qua các thế hệ

Ý nghĩa phong tục đám tang người Việt

Nghi thức tang ma được xem như sự tôn trọng và thành kính mà người còn sống dành cho người vừa mới qua đời. Đối với tập quán của người Việt Nam ta, linh hồn con người là một thứ vô cùng thiêng liêng và cao cả. Vậy nên việc tổ chức tang lễ cho người đã khuất cũng như chuẩn mực đạo đức in sâu trong tiềm thức của mỗi người từ xưa đến nay.

Bên cạnh đó, tang lễ còn mang ý nghĩa như cách thể hiện tình cảm chân thành của gia đình, người thân, bạn bè, xóm giềng đến người đã khuất. Người Việt còn sử dụng hình thức phúng điếu như một sự cảm thông sâu sắc. Số tiền phúng điếu cũng sẽ dùng để góp phần lo hậu sự tang gia trong lúc gia quyến bối rối.

Về khía cạnh tâm linh, khi người đã mất tức là hồn lìa khỏi xác, phần xác thịt sẽ bị phân huỷ nhưng linh hồn vẫn sẽ tồn tại mãi. Vậy nên người ta mới tổ chức tang ma để làm lễ, cúng kiếng cho linh hồn đó sớm được siêu thoát.

Các khái niệm phong tục tang ma

các khái niệm phong tục tang ma

Một  tang lễ truyền thống Việt Nam từ thời xưa

Nghi thức chuẩn bị tang lễ trước khi an táng

  • Trùng tang: Theo quan niệm của một số vùng miền ở nước ta, con cháu cần phải ghi nhớ về ngày giờ mà người vừa mất trút hơi thở cuối cùng để xem có rơi vào thời gian xấu hay không. Nếu người mất đi vào giờ xấu, người nhà sẽ dán một lá bùa phía trên nắp quan tài sau khi liệm. Khi đem chôn phải có người mang đồ quan tướng đi trước đám tang để múa đao trừ tà ma. Lúc chôn xuống thì chấn thêm 4 chiếc vỏ ốc ở 4 góc của ngôi mộ.
  • Lập bàn thờ tang: Giường của linh hồn được đặt ở phía đông, để gối và màn như lúc còn sống. Bàn thờ đặt trước linh cửu, giữa bàn thờ đặt thêm bài vị ghi rõ họ tên, cho vào di ảnh của người mất. Bát nhang phía trước, hai bên là đèn nến, rượu và mâm ngũ quả.
  • Hạ tịch: Đây là nghi thức mang hàm ý con người sinh ra từ đất thì khi mất cũng sẽ về với đất. Người ta sẽ trải chiếu xuống đất rồi đặt thi thể nằm đó một lát rồi mới đưa lên, với mong muốn sẽ hoàn sinh khí cho người vừa mất.
  • Cáo phó: Cáo phó là một tờ thông báo được dán trước nhà có tang gia. Trên đó sẽ ghi rõ thông tin của người vừa chết như: tên, ngày sinh, ngày giờ mất, chi tiết về thời gian thực hiện tang lễ, địa điểm làm lễ, địa điểm chôn cất,… với mục đích thông báo với người thân, bạn bè. Ngày nay, người ta còn đăng cáo phó lên các trang mạng xã hội, đi kèm đó là thay đổi ảnh đại diện sang màu đen hoặc để hình hoa sen trắng để thay lời thông báo rằng gia đình đang có tang. Những người không thể đến trực tiếp vẫn có thể gửi lời chia buồn đến gia chủ.
  • Khâm liệm và nhập quan: Là thủ tục mà người ta sẽ dùng tấm vải trắng quấn quanh người chết. Sau khi liệm và nhập quan (cho thi thể người chết vào quan tài), thì người thân sẽ đứng xung quanh quan tài và nâng người chết bằng tấm vải tạ quan rồi mới đặt vào trong quan tài. Phía trên quan tài người ta còn đặt một bát cơm có một quả trứng gà luộc và cắm một đôi đũa, quan tài luôn phải được hướng đầu ra phía ngoài.
  • Phát tang: Hay còn gọi là lễ thành phục. Mỗi người trong gia đình và họ hàng sẽ được phát đồ tang, mặc áo tang, quấn khăn tang (tuỳ vai vế), chính thức chịu tang kể từ giây phút đó.
  • Phúng điếu: Đây là một phong tục đặc trưng trong đám ma của người Việt Nam. Những người đến thăm viếng sẽ kèm theo phúng điếu như một hình thức thăm hỏi, chia sẻ và khích lệ gia quyến. Người ta có thể phúng điếu bằng tiền, hoa quả, nhang đèn,…những người có mang tang phục thì không nên ra tiếp người đến phúng viếng. Tuỳ theo phong tục của gia đình mà khách đến viếng có thể vái lạy hoặc cúi đầu trước linh cửu. Ngày nay, một số gia đình có nguyện vọng không nhận tiền phúng điếu, lúc này bạn có thể thay thế bằng giỏ trái cây hoặc vòng hoa tang để thể hiện sự chân thành của bản thân khi đi thăm viếng.

Tham khảo: Cách cắm hoa nắp quan tài ý nghĩa, phù hợp

Nghi thức an táng

  • Động quan: Là khiêng quan tài đến nơi an táng cuối cùng (địa táng hoặc hoả táng). Thường việc này sẽ được đội ngũ an táng hoặc các thanh niên khoẻ mạnh trong làng thực hiện.
  • Hạ huyệt hoặc hỏa thiêu: Tiến hành chôn cất hoặc hoả thiêu, tuỳ vào gia chủ đã chọn phương pháp an táng nào.
  • Rước di ảnh về thờ: Mang di ảnh của người mất về để lên bàn thờ để tiếp tục lo việc nhang đèn, cúng kiếng.

nghi thức an tang theo phong tục tang ma việt nam

An táng linh cửu của người đã khuất về nơi an nghỉ cuối cùng

Nghi thức sau đám ma

  • Lễ cúng ba ngày: Sau khi chôn cất được 3 ngày, người nhà sẽ làm lễ cúng, đến viếng mộ mà người ta còn gọi là mở cửa mả.
  • Lễ cúng 49 ngày: Hay còn gọi là tuần chung thất. Sau khi chôn và lập bàn thờ, người nhà sẽ cúng cơm liên tục cho người đã mất. Đến tuần thứ 7 thì làm lễ chung thất và ngưng cúng cơm mỗi ngày.
  • Lễ cúng 100 ngày: Sau 100 ngày, người nhà sẽ mời thầy về làm lễ thôi khóc. Thầy cúng sẽ đốt tang phục, đồ dùng cho người chết, sau đó mang di ảnh của người mất lên bàn thờ tổ tiên.
  • Giỗ đầu: Tính theo âm lịch sau khi người mất được 1 năm thì gia quyến sẽ tổ chức giỗ đầu để tưởng nhớ.
  • Xả tang: Hay còn gọi là mãn tang. Sau khi mất được 3 năm, người nhà sẽ làm lễ mãn tang, chính thức kết thúc tang.

Thời gian để tang bao lâu?

  • Đại tang: Thời gian để tang đại tang là 3 năm. Nhưng thực tế thì người ta chỉ để tang đến 27 tháng. Những người để đại tang thường dành cho người mất là cha mẹ ruột, con dâu để tang ba mẹ chồng, vợ để tang chồng, cháu đích tôn hoặc cháu thừa trọng để tang ông bà, chắt thừa trọng để tang ông bà cố cụ.
  • Tiểu tang: Là thời gian để tang từ 3 tháng đến 1 năm. Tuỳ vào thân sơ mà thời gian để tang cũng khác nhau.

để tang bao lâu là được

Nghi thức xả tang sau một thời gian để tang của người Việt

Những điều kiêng kỵ trong phong tục tang ma của người Việt

Không được để nước mắt rơi vào thi thể người chết. Điều này sẽ khiến quỷ nhập tràng, đời con cháu về sau làm ăn khó khăn. Vậy nên dù có đau xót tới đâu thì cũng nên để ý và tránh điều này.
Khi chưa đặt người chết vào quan tài, gia đình nên canh không được cho chó mèo lại gần để tránh gặp trường hợp người chết bật dậy.
Theo quan niệm từ xưa, tuyệt đối không được dùng gỗ cây liễu để đóng quan tài. Bởi gỗ liễu vốn không có hạt, nên sẽ khiến cho thế hệ sau không có con cháu. Thay vào đó, người ta sẽ dùng gỗ của cây tùng, cây bách.
Với những chia sẻ chi tiết về phong tục ma tang, hy vọng bạn đọc đã có thể nắm được những nét văn hoá từ xa xưa của người Việt ta. Từ đó có thể tránh khỏi những điều cấm kỵ để tránh mang tai hoạ về nhà.

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận