Ý Nghĩa Tết Nguyên đán Và Nguồn Gốc Ngày Mừng Xuân Ít Ai Biết

Ý Nghĩa Tết Nguyên đán Và Nguồn Gốc Ngày Mừng Xuân Ít Ai Biết

Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống quan trọng và lớn nhất trong năm của người Việt. Đây là khoảnh khắc quan trọng để chia tay năm cũ và chào đón năm mới. Ngoài ra, Tết còn là dịp để gia đình có cơ hội tụ họp, sum vầy thể hiện sự đoàn kết mạnh mẽ trong gia đình và cộng đồng. Vậy ý nghĩa Tết Nguyên đán là đối với người Việt Nam là gì? Trước và trong Tết thường có những hoạt động nào, phong tục nào, cùng HoaĐẹp365 tìm hiểu nhé!

Tết Nguyên Đán là gì? Nguồn gốc Tết Nguyên đán ít ai biết

Tết là gì? Tết hay Tết Nguyên đán là ngày lễ lớn và quan trọng nhất của dân tộc Việt. Tết đón xuân không những là ước mong của nhiều em nhỏ để mặc áo mới, thưởng thức bánh kẹo và được tặng tiền mừng tuổi mà còn mang một ý nghĩa sâu xa. Bởi Tết là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu trình hoạt động của thiên nhiên, muôn loài. Ngoài ra, Tết Nguyên đán còn là cơ hội để con người quay về gốc rễ, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Có thể nói, Tết Nguyên đán mang trong mình giá trị tinh thần, cảm xúc sâu đậm trong văn hóa đẹp của người Việt.

Vậy Tết Nguyên đán thực chất bắt nguồn từ đâu và tên gọi của nó có nghĩa gì? Tết Nguyên đán - còn được gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là: Tết. “Tết” là cách đọc của âm “tiết” trong Hán - Việt . Hai chữ “Nguyên Đán” có nguồn gốc từ chữ Hán: 

  • Nguyên: Là sự bắt đầu hay nguyên thủy, sơ khai.

  • Đán: Là buổi sáng tinh mơ. 

Vì vậy, nghĩa của cụm từ “Nguyên Đán” ý chỉ ngày đầu năm mới, buổi sáng đầu tiên, tức là ngày mùng 1. Ngoài ra, Tết Nguyên đán được người Việt Nam gọi với cái tên rất thân mật “Tết Ta”, là để phân biệt với “Tết Tây” (Tết Dương lịch).

Tết Việt Nam là ngày lễ lớn và vô cùng quan trọng

Tết Việt Nam là ngày lễ lớn và vô cùng quan trọng (Nguồn: Internet)

Ý nghĩa Tết Nguyên đán đối với người Việt

Ý nghĩa Tết Nguyên đán không chỉ là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới Âm lịch mà còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa tâm linh, văn hóa. Theo quan điểm phương Đông, đây là khoảng thời gian trời đất hòa hợp, con người sẽ có cơ hội để được gần gũi với thần linh. Thời xưa, người ta quan niệm rằng, Tết Nguyên đán là cơ hội để người nông dân thể hiện lòng kính trọng đến các vị thần như: Thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời,... với mong muốn cầu phúc cho một năm mưa tốt gió lành, mùa màng phì nhiêu. 

Ngoài ra, đây cũng được xem là ngày “tái sinh”, ngày để mọi người có thể mong đợi một năm mới bình an, phồn thịnh, thuận buồm xuôi gió trong cả năm và quên đi mọi điều xui xẻo trong năm cũ. Vì thế, vào dịp Tết, nhà nào cũng rộn ràng dọn dẹp, sắm đồ, trang trí nhà cửa cho thật đẹp. Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất trong ý nghĩa của Tết Nguyên đán đối với người Việt là đây là cơ hội để người Việt làm mới lại phần tình cảm và tinh thần. Từ đó giúp cho các mối quan hệ với người thân được thắt chặt hơn, tinh thần thoải mái, vui vẻ hơn. Trong dịp Tết, các gia đình thường hội ngộ chúc Tết nhau, cùng nhau thắp hương nhớ ông bà, tổ tiên, cảm ơn ông bà, tổ tiên đã bảo trợ trong suốt một năm qua.

Ý nghĩa của Tết Nguyên đán đối với người Việt

Ý nghĩa của Tết Nguyên đán đối với người Việt (Nguồn: Internet)

Tết Nguyên Đán diễn ra vào thời gian nào?

Sau khi tìm hiểu ý nghĩa của Tết Nguyên đán thì chắc bạn đang đặt ra câu hỏi “Vậy thì Tết Nguyên đán diễn ra vào thời gian nào?”. Tết Nguyên đán của Việt Nam sẽ được theo Âm lịch và sẽ trễ hơn Tết Dương lịch (hay Tết Tây) tầm 1 tháng trở lên tùy năm. Do dựa trên quy tắc 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ sớm hơn ngày 21/01 Dương lịch và muộn hơn ngày 19/02 Dương lịch mà thường chỉ nằm trong khoảng giữa những ngày này. Thời gian tổ chức Tết Nguyên đán hàng năm thường dài trong khoảng 7 - 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Tết Nguyên đán diễn ra vào thời gian nào?

Tết Nguyên đán của Việt Nam sẽ được theo Âm lịch và sau tết Tây (Nguồn: Internet)

Phong tục truyền thống của ngày Tết Nguyên đán

Nhắc đến Tết Nguyên đán, bạn sẽ không phải chỉ được thưởng thức những bữa cơm ấm áp, những cuộc gặp gỡ sum vầy mà còn được trải nghiệm những phong tục truyền thống tuyệt vời, tô điểm cho bức tranh tinh thần của lễ hội này. Sau đây là các phong tục truyền thống của ngày Tết Nguyên đán của người Việt từ trước Tết đến khi Tết diễn ra.

Phong tục trước Tết cổ truyền

Như đã đề cập về ý nghĩa của Tết Nguyên đán, đây là một dịp rất quan trọng, mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Những nghi lễ, hành động truyền thống trước và trong ngày Tết không chỉ là biểu tượng của sự kính trọng với tổ tiên, mà còn là những dấu ấn đặc biệt của văn hóa Việt Nam, tạo nên bản sắc độc đáo của mỗi gia đình. Một số phong tục bạn cần làm như sau:

  • Dọn dẹp nhà cửa, trang trí, sửa soạn bàn thờ gia tiên: Đây là một cách để thể hiện truyền thống sự tôn kính đối với bề trên, ông bà, tổ tiên cũng như duy trì truyền thống biết ơn của toàn dân tộc. Ngoài ra, theo quan điểm phong thủy, việc đón Tết với nhà cửa sạch sẽ, loại bỏ cái cũ, sẽ giúp gia chủ sớm nhận được những điều mới, tốt lành.

  • Tảo mộ cuối năm: Một truyền thống văn hóa lâu đời không thể thiếu của dân tộc Việt Nam, đó là tảo mộ. Tảo mộ là dịp để con cháu tụ hội, cúng bái, quét dọn nơi an nghỉ của ông bà. Do đó, đây là truyền thống đẹp, nhằm một đích thể hiện sự tôn kính với người đã khuất.

  • Cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp: Ông Công ông Táo là người đã theo gia đình bảo hộ cho gia đình. Theo truyền thuyết, ông Công là vị thần cai quản đất đai, còn ông Táo là người quản lý bếp núc, giúp gia đình có một mái ấm hạnh phúc, ấm no. Tới ngày 23 tháng Chạp, họ cần phải về trời để để báo cáo hoạt động tốt của gia đình và cầu cho gia đình có một năm mới may mắn, phát tài phát lộc.

  • Mua cây cối, hoa quả để trưng Tết: Ngoài việc giúp tô điểm thêm cho không gian nhà cửa thêm sắc màu, tươi đẹp, việc trưng bày hoa lá, cây cối sẽ giúp gia đình có nhiều may mắn, thu hút tài lộc.

  • Chuẩn bị nguyên liệu cho các món ăn ngày Tết: Để tạo ra những bữa cơm đầu năm ấm áp, thì việc chuẩn bị các nguyên liệu nấu món ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một số món ăn cần chuẩn bị trước như: Dưa giá, củ kiệu, tôm ngâm chua, gói bánh Tét,...

  • Mua bánh kẹo, đồ ngọt, mứt Tết: Bánh mứt là những món ăn không thể thiếu vào dịp Tết dùng để chiêu đãi khách đến nhà. Phong tục ăn bánh mứt ngọt mang ý nghĩa mong muốn người thưởng thức có một năm mới ngọt ngào và hạnh phúc.

  • Mua đồ uống tiếp khách: “Khách đến nhà, không trà cũng bánh” là câu nói dân gian được truyền giữ lâu đời. Bởi năm mới là dịp những người đi làm xa về thăm quê hương nên việc khách đến nhà chơi là điều không thể thiếu. Do đó, bạn cần chuẩn bị trước những đồ uống để tiếp khách như: trà, nước suối, nước ngọt, bia,...

  • Mua sắm quần áo mới với màu sắc tươi tắn: Vì người ta quan niệm rằng, nếu Tết đến bạn mặc những bộ đồ mới, đẹp sẽ giúp thu hút được nhiều may mắn và phước lành.

  • Tân trang ngoại hình bản thân: Tết là dịp để mọi người trong gia đình cùng tụ họp, vui chơi. Do đó, bạn có thể tận hưởng khoảng thời gian này để làm đẹp cho bản thân như: Làm tóc, làm móng,...

  • Thanh toán hết những khoản nợ trong năm cũ: Ngày Tết, người ta thường kiêng kỵ việc thiếu nợ. Do đó, để đón nhận tài lộc mới, bạn cần thanh toán hết những khoản nợ cũ để có một năm làm ăn phát đạt và vui vẻ hơn.

Phong tục truyền thống cần làm trước Tết Nguyên đán

Phong tục truyền thống cần làm trước Tết Nguyên đán (Nguồn: Internet)

Hoạt động trong ngày Tết

Các hoạt động ý nghĩa Tết Nguyên đán sẽ thực sự bắt đầu kể từ khoảnh khắc giao thừa. Người Việt quan điểm rằng, mọi hành động của 3 ngày Tết (mùng 1,2,3) sẽ đóng vai trò quyết định sự may - rủi trong cả một năm sắp tới. Sau đây là các hoạt động trong ngày Tết cổ truyền không thể thiếu:

  • Đón giao thừa: Thời khắc trọng đại giao thoa giữa năm cũ và năm mới thường sẽ được người Việt thể hiện qua việc cúng giao thừa. Lúc này cả gia đình sẽ quây quần bên nhau, thưởng thức bữa cơm ấm áp và trao nhau những lời chúc tốt lành.

  • Xông đất ngày Tết: Hoạt động xông đất trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt là một phần quan trọng của ngày Tết. Kể từ khoảng thời gian sau giao thừa, người đầu tiên bước vào nhà trở thành người xông đất mới, mang theo may mắn, tài lộc và bình an cho gia chủ. Việc lựa chọn người xông đất theo hợp mệnh, hợp tuổi là một nét truyền thống, một cách cầu may không thể thiếu trong nền văn hóa Tết của nhiều gia đình.

  • Xuất hành ngày Tết: Người Việt quan điểm rằng, việc bước ra khỏi nhà vào ngày đầu năm mới với đúng giờ, đúng hướng sẽ giúp cho gia đình gặp được nhiều may mắn và an lành.

  • Chúc Tết và lì xì Tết: Ngày đầu tiên của năm mới, mọi người trong gia đình hòa mình vào không khí Tết bằng việc chúc Tết ông bà, anh em, và bạn bè. Người lớn trao lì xì, chúc cho trẻ em ngoan ngoãn và học tập chăm chỉ. Con cháu cũng dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho ông bà, bố mẹ, mong rằng họ sẽ có một năm mới tràn đầy sức khỏe, bình an và thịnh vượng.

  • Đi chùa cầu bình an: Hoạt động thăm chùa vào đầu năm là một nét truyền thống ý nghĩa của người Việt trong ngày Tết. Trong không khí tết tươi vui, mọi người ăn mặc trang trọng và mang theo đồ lễ khi đến chùa, kính cẩn cầu mong một năm mới tràn đầy bình an và hạnh phúc.

  • Hái lộc đầu năm: Hoạt động này không chỉ là cách cầu tài lộc, bình an mà còn là sự mong đợi cho một năm mới thịnh vượng và thành công.

  • Xin chữ: Xin chữ đầu năm là một truyền thống đẹp với hy vọng mang lại điều tốt lành, sự hòa thuận gia đình và niềm hạnh phúc dồi dào. Mỗi người thường xin một chữ hoặc một câu đối khác nhau, tượng trưng cho lộc vàng mà họ mong đợi.

Các hoạt động ý nghĩa Tết Nguyên đán

Các hoạt động ý nghĩa Tết Nguyên đán (Nguồn: Internet)

Chọn mua hoa trang trí Tết, bàn thờ chất lượng tại HoaĐẹp365

Việc mua hoa trang trí nhà cửa, bàn thờ là hoạt động ý nghĩa Tết Nguyên đán và đóng vai trò rất quan trọng. Bạn cần chọn những loài hoa đẹp, có ý nghĩa dâng lên ông bà tổ tiên để thể hiện lòng kính trọng và thu hút được nhiều tài lộc. Nếu bạn đang tìm kiếm hoa trang trí Tết và bàn thờ chất lượng, hãy đến với HoaĐẹp365. Với đội ngũ nghệ nhân tài năng, tại đây có những sản phẩm hoa tươi đẹp, sáng tạo và phong cách đa dạng để làm mới không gian nhà cửa của bạn trong dịp Tết.

Ngoài ra, HoaĐẹp365 cam kết sẽ mang đến cho bạn những bó hoa chất lượng cao, được làm từ những loại hoa tươi tốt nhất. Tại đây, bạn có thể tùy ý chọn lựa giữa các mẫu hoa trang trí Tết mang đầy ý nghĩa truyền thống hoặc những thiết kế hiện đại, phù hợp với phong cách riêng của gia đình bạn. Hãy trải nghiệm sự chất lượng và chuyên nghiệp tại HoaĐẹp365 để tạo nên không gian ấm áp, tràn ngập năng lượng tích cực cho gia đình bạn trong dịp Tết sắp tới.

Trên đây là các thông tin về nguồn gốc, ý nghĩa Tết Nguyên đán. Nhìn chung, Tết là thời điểm để con cháu bày tỏ lòng biết ơn, của sự tôn trọng và tri ân đến ông bà tổ tiên. Ngoài ra, trong phong thủy, Tết cũng là nền tảng để xây dựng một năm mới tràn đầy thành công và hạnh phúc. Vậy nên việc trang trí, chuẩn bị cho Tết có ý nghĩa rất lớn với người Việt. Theo dõi ngay trang Blog của HoaĐẹp365 để tìm hiểu những kiến thức hữu ích vào dịp Tết này nhé!

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận